Việc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái sẽ gây nên một áp lực lớn với trẻ. Khi chúng không đạt được kỳ vọng, nhiều cha mẹ có xu hướng cáu gắt, mắng mỏ thậm chí đánh trẻ khi thấy con làm trái ý. Trước những thái độ tiêu cực này, trẻ trở nên nhút nhát và luôn sống trong lo lắng, sợ làm sai.
Ngược lại, những lời nói yêu thương luôn là phương pháp hữu hiệu để khích lệ tinh thần đứa trẻ. Đứa trẻ sống trong môi trường luôn thường xuyên được nghe những câu khuyến khích, động viên sẽ trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.
Có nhiều bậc cha mẹ thường xuyên tỏ thái độ nghi ngờ, không tin tưởng vào trẻ. Ví dụ khi trẻ bị cô giáo phạt, các phụ huynh thường la mắng hoặc hỏi những câu như: “Chắc tại con đánh bạn ấy trước nên bạn ấy mới đánh con”, hoặc “Chắc là con làm sai chuyện gì nên cô giáo mới phạt con chứ”. Lâu dần, trẻ sẽ cảm thấy ngại chia sẻ hoặc lo sợ mình không được tin tưởng nên không chia sẻ với cha mẹ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vì thế cũng trở nên xa cách.
Ngược lại, với những đứa trẻ luôn được cha mẹ khuyến khích bày tỏ và tin tưởng, khi trẻ gặp bất kì vấn đề gì, chúng đều có thể tìm đến để tâm sự cùng cha mẹ. Sự gần gũi, lắng nghe sẽ giúp cha mẹ hoàn toàn có thể trở thành người bạn tâm giao của con.
Hình phạt hay những lời nói tiêu cực của cha mẹ lúc nóng nảy rất dễ khiến trẻ bị tổn thương. Thực tế, những đứa trẻ thường xuyên phải chứng kiến hoặc chịu đựng sự ngược đãi trong gia đình sẽ dễ trở thành người hung hăng, bạo ngược.
Do vậy, cha mẹ đừng để trẻ nghĩ rằng bạo lực và sự hung hăng là điều bình thường trong cuộc sống. Một đứa trẻ được hưởng sự nhẫn nại từ cha mẹ sẽ trở nên khoan dung hơn với những người xung quanh.
Khi sống trong một gia đình bất hòa, trẻ sẽ vẫy vùng trong trạng thái bất an và có những cảm xúc tiêu cực rối rắm. Nếu cha mẹ thường xuyên tranh cãi trước mặt trẻ sẽ vô tình khơi dậy bản tính nóng nảy của con.
Nhiều cha mẹ nhận định tính cách của con mình rất tệ, nhưng họ đã quên nhìn lại chính bản thân mình. Tính khí của trẻ nóng nảy là do trẻ bị ảnh hưởng từ cha mẹ. Cha mẹ không nói chuyện từ tốn, trẻ sẽ học theo cha mẹ không thể dịu dàng với những người xung quanh.
Ngược lại trong môi trường giáo dục gia đình, nếu đứa trẻ cảm nhận được những tình cảm chân thành, được tôn trọng và yêu thương, chúng sẽ dễ dàng san sẻ tình cảm và giúp đỡ những người xung quanh hơn.
Sự chỉ trích, đả kích của cha mẹ trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ mất hết sự tự tin và luôn sợ hãi với xã hội. Chúng sẽ không tin tưởng vào bất cứ thứ gì là toàn vẹn và luôn nhìn vào những điểm tiêu cực. Ngược lại, những đứa trẻ được cổ vũ, động viên sẽ nhìn mọi thứ tích cực hơn.
Thực tế, cha mẹ luôn là tấm gương phản chiếu cho những thói quen hằng ngày của con. Trẻ sẽ bắt chước hành vi của cha mẹ, lắng nghe và lặp lại những điều nó thấy. Vì vậy, trong bất kì tình huống nào, cha mẹ cũng cần kiểm soát hành động để trẻ không bắt chước hay làm theo những thói quen không hay của cha mẹ.
Thúy Nga
Dạy con là quá trình rất cần sự kiên nhẫn của cha mẹ và sự ủng hộ của cả gia đình. Tất cả những đứa trẻ đều như một tờ giấy trắng. Đừng vì thương con mà dạy con ích kỷ gây tổn thương người khác.
" alt=""/>Cách cư xử của cha mẹ trong cách dạy con gây hại cho trẻ?![]() |
Hầm đường bộ qua sông Hàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông an toàn, thông suốt và liên tục, nhất là trong điều kiện thời tiết bất lợi. Việc xây dựng hầm đường bộ vượt sông Hàn nhằm bảo vệ, giữ gìn không gian thoáng đãng và tĩnh không tại quãng sông tuyệt đẹp ở giữa cầu Sông Hàn và cầu Thuận Phước. |
Từ cuối năm 2015, khi UBND TP Đà Nẵng có chủ trương xây dựng hầm đường bộ qua sông Hàn với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng, cao gấp đôi so với xây dựng cầu Rồng hay cầu Trần Thị Lý, nhiều người dân và giới chức chuyên môn đã phản đối mạnh mẽ. Sau ngày 15-6-2016, khi UBND TP Đà Nẵng ủng hộ phương án xây dựng hầm qua sông Hàn với tổng mức đầu tư 4.088 tỷ đồng, đồng thời yêu cầu đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ dự án để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố sắp đến để thông qua, dư luận tiếp tục có nhiều ý kiến phản đối việc xây dựng hầm và kiến nghị nên xây dựng cầu.
Theo Sở GTVT TP Đà Nẵng, công trình qua sông Hàn (gồm hầm kín, hầm hở, đường dẫn...) có hướng tuyến đã được Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất là từ nút giao thông đường Đống Đa – 3 Tháng 2 – Trần Phú (thuộc Q. Hải Châu) sang nút giao thông đường Vân Đồn – Lê Văn Duyệt – Trần Hưng Đạo (thuộc Q. Sơn Trà). Tại các cuộc họp báo cáo lãnh đạo thành phố về phương án đầu tư công trình qua sông Hàn, các Sở và ngành liên quan dự họp đều thống nhất lựa chọn phương án xây dựng hầm (đặc biệt là ý kiến của Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng).
Với lý do hiện nay trên dòng sông Hàn chỉ còn quãng mặt sông giữa cầu Sông Hàn và cầu Thuận Phước là thông thoáng, khoảng không gian này rất cần thiết cho việc tổ chức các lễ hội, hoạt động du lịch trên sông. Hơn nữa, đoạn sông này đang có quy hoạch các bến du thuyền. Do đó, lựa chọn phương án xây dựng hầm sẽ không ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực cũng như hoạt động du lịch trên sông và không ảnh hưởng đến tĩnh không thông thuyền, đặc biệt là các thuyền buồm du lịch cần tĩnh không cao như thuyền buồm Clipper Race (có tĩnh không đến 27m). Cạnh đó, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, có được không gian thông thoáng trên mặt sông kết hợp với cảng sông Hàn như vậy là điều kiện tuyệt vời, tác phẩm tuyệt đẹp cho việc tổ chức lễ hội, hoạt động du lịch trên sông.
Sở GTVT TP Đà Nẵng bác phương án xây dựng cầu ở quãng sông giữa cầu Sông Hàn và cầu Thuận Phước bởi nếu xây dựng cầu sẽ làm ảnh hưởng đến không gian mặt nước cũng như hoạt động du lịch trên sông. Hơn nữa, để bảo đảm tĩnh không cho thuyền buồm du lịch thì phải xây dựng phương án cầu có tĩnh không cao, vượt cao trình mặt đường ven sông (đường Trần Hưng Đạo, Như Nguyệt, 3 Tháng 2), hoặc phải sử dụng phương án cầu nâng, cầu cất. Do đó, kinh phí xây dựng và giải phóng mặt bằng sẽ rất cao. Sở GTVT TP Đà Nẵng cũng cho rằng, bên cạnh bảo đảm không gian thoáng đãng và tĩnh không tại quãng sông tuyệt đẹp này, việc xây dựng hầm đường bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông an toàn, thông suốt và liên tục, nhất là trong điều kiện thời tiết bất lợi. Hiện Sở đang phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu, hoàn thiện phương án thiết kế để báo cáo lãnh đạo thành phố xem xét, quyết định.
Trước đó, vào ngày 15-6-2016, tại cuộc họp báo cáo phương án thiết kế, thi công và nguồn vốn triển khai đầu tư dự án công trình vượt sông Hàn, Cty CP Tư vấn Thiết kế Cầu lớn - Hầm (BRITEC) thuộc Bộ GTVT cho biết, hầm đường bộ qua sông Hàn sẽ có tổng chiều dài 1.315m, trong đó đoạn hầm chìm dài 900m. Hầm có quy mô 6 làn xe cơ giới, độ dốc của hầm tối đa là 4%. Nút giao giữa đường hầm và đường bộ hiện trạng tại khu vực Q. Hải Châu có kết cấu nút giao khác mức. Nút giao tại khu vực Q. Sơn Trà là hầm hở chạy dọc theo đường Vân Đồn. Thời gian thi công trong 36 tháng với tổng mức đầu tư là 4.088 tỷ đồng, triển khai theo hình thức hợp đồng BT (Xây dựng – Chuyển giao).
Đơn vị tư vấn cũng đề xuất tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý II-2016; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào quý III-2016; phê duyệt thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng và khởi công dự án vào quý IV-2016; hoàn thành thi công và bàn giao công trình vào quý IV-2019... Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục làm việc với Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng để khớp nối với các dự án tại khu vực 2 nút giao thông ở bờ đông và bờ tây sông Hàn.
Cạnh đó, làm rõ thêm về tổng kinh phí đầu tư, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư, kế hoạch duy tu bảo dưỡng hằng năm, phương án phòng cháy chữa cháy và phương án ứng cứu khi có các tình huống, sự cố xảy ra. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cũng đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp hoàn thiện phương án để báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy và tiếp tục được đưa ra báo cáo tại một kỳ họp HĐND để xin chủ trương triển khai vì đây là dự án đầu tư lớn và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình chủ yếu sẽ được huy động từ nguồn đấu giá khai thác quỹ đất của thành phố.
Theo Báo Công an Đà Nẵng
" alt=""/>Giải thích chính thức chủ trương xây dựng hầm đường bộ qua sông HànPhụ huynh có thể tham khảo 10 lời khuyên dưới đây.
1. Chơi trò chơi liên quan tới chi tiêu
Trò cờ Monopoly và Life là một trong những phương thức thú vị hướng dẫn trẻ học về tiêu tiền. Hãy cùng cả nhà chơi trò chơi ưa thích với con và giúp con phát huy bản lĩnh chi tiêu của mình.
2. Dẫn con đi mua sắm
Những thói quen thường nhật như dẫn con tới hàng tạp hóa cũng có thể dạy con chi tiêu hợp lý. Nói cho con biết số tiền bạn hiện có và chơi trò mua đồ cần thiết trong số tiền quy định. Đưa phiếu giảm giá và để con tìm những mặt hàng đang được giảm giá. Nếu con ở độ tuổi 9-10, bố mẹ có thể cho con dùng máy tính và tính toán để xem gia đình đã tiết kiệm được bao nhiêu.
3. Cho con tiền tiêu vặt
Khi tới độ tuổi đi học, con trẻ bắt đầu làm việc nhà để giúp đỡ gia đình. Bạn có thể đặt mức thưởng cho việc nhà, để giúp con hình thành thói quen tự quản lí chi tiêu.
4. Khuyến khích con tiết kiệm
Hãy sử dụng một chú lợn tiết kiệm xinh xắn hoặc một chiếc ví Hello Kitty để con có thể giữ tiền. Các chuyên gia cho biết, bố mẹ nên cho con ba ví tiền khác nhau - một đựng tiền tiết kiệm, một để chi tiêu và một để quyên góp từ thiện. Sau đó, cả nhà có thể cùng nhau quyết định chia tiền tiêu vặt của con vào ba lọ.
5. Gửi tiền vào ngân hàng
Dẫn con tới ngân hàng và lập một tài khoản cho con, rồi giải thích với trẻ rằng nếu con để tiền trong ngân hàng thì tiền sẽ nhiều thêm.
6. Dạy con cách nói chuyện về tiền
Một đứa trẻ rất hay tò mò về nhà này đáng giá bao tiền và người này làm được bao tiền mỗi tháng. Đó là những câu hỏi rất ngây thơ, nhưng trẻ con thường không hiểu được ý nghĩa của số tiền đó. Hãy nhẹ nhàng dặn con rằng con không nên hỏi người khác người ta làm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu tiền vào thứ này thứ kia.
7. Hạn chế thời gian con xem tivi
Trẻ con thường bắt gặp hàng loạt quảng cáo trong thời gian ngắn. Ngay cả người lớn cũng khó mà cưỡng lại, thì làm sao bố mẹ hi vọng một đứa trẻ 5 hay 10 tuổi có thể miễn nhiễm với những món đồ chơi mới cứng bắt mắt?
8. Giải thích chức năng của thẻ tín dụng và thẻ ATM
Trẻ con thường hay hiểu lầm rằng tiền tới từ thẻ ATM hoặc chỉ cần dùng thẻ tín dụng để trả tiền. Ngay cả những đứa trẻ lớn hơn có khi vẫn chưa hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của tín dụng, thế nên bố mẹ cần phải dạy con những điều cơ bản về sử dụng thẻ.
9. Là một tấm gương mẫu mực
Trẻ con dõi theo từng hành vi của bố mẹ. Đừng bao giờ nói dối về chi tiêu với bạn đời mình. Và bạn cần phải cân nhắc khi mua hàng, hãy dạy con rằng vật chất không phải lúc nào cũng mang lại hạnh phúc. Hãy nhắc nhở con rằng có những thứ còn giá trị hơn tiền bạc, như ở bên gia đình mình.
10. Dạy con về sự hào phóng
Không bài học nào về tiền bạc mà không nói về từ thiện. Hãy dạy con cân nhắc về chi tiêu bằng cách cho con thấy có những thứ vô giá quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều như tình cảm gia đình và tình yêu thương con người.
Hà Dung (theo Very Well Family) - Clip: Trình Hiên
Các bậc phụ huynh làm theo những phương thức đơn giản sau đây để giữ vững lập trường khi con trẻ vẫn nhõng nhẽo nài nỉ dù mình đã nói “Không!”.
" alt=""/>10 cách dạy con tiêu tiền thông minh